Hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng, như đường xá giao thông ngày càng được nâng cấp. Thị trường mở cửa, buôn bán lưu thông, các doanh nghiệp ngày càng sản xuất ra nhiều hàng hóa. Chính vì vậy nhu cầu vận chuyển hàng đi khắp mọi nơi ngày càng tăng cao.
Có nhiều phương thức vận chuyển hàng khác nhau. Bao gồm chuyển hàng trong nước và chuyển hàng đi nước ngoài. Chuyển hàng đi nước ngoài thì thường sử dụng phương tiện như máy bay hay tàu thủy chở hàng. Đó là những phương tiện chuyên chở lớn, có thể chứa được nhiều hàng hóa. Chuyển hàng trong nước thì có các phương tiện đường sắt hay đường bộ. Đường sắt chủ yếu được sử dụng để chở các nguyên vật liệu, chất đốt. Hay chở hàng vào nam thông qua tuyến đường sắt Bắc – Nam.
Tuy nhiên, thông dụng và hữu hiệu nhất vẫn là các phương tiện giao thông đường bộ. Các phương tiện này phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng khác nhau.
Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của phương thức vận chuyển đường bộ.
- Ưu điểm
Đây là loại hình vận chuyển được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Bởi giúp vận chuyển linh hoạt, không phụ thuộc vào giờ giấc, không có quy định về thời gian. Thời gian vận chuyển là do 2 bên tự thống nhất quyết định, và có thể thay đổi nếu có trục trặc. Bạn có thể lựa chọn loại xe lớn hay nhỏ để vận chuyển cho phù hợp với nhu cầu của mình. Phương tiện vận chuyển đường bộ giúp iết kiệm được chi phí và nhân công. Chi phí vận chuyển đường bộ thường thấp hơn so với các loại hình khác. Tiện lợi trong việc vận chuyển hàng hóa trong nước, di chuyển mọi ngóc ngách. Đưa hàng đến tận nơi khách yêu cầu mà không cần luân chuyển sang các loại vận chuyển khác. Thích nghi cao với các điều kiện địa hình, khí hậu khác nhau.
- Nhược điểm
Tuy nhiên, cũng có một số nhược điểm là tốn nhiều nhiên liệu, phải nộp các khoản chi phí đường bộ. Nếu vận chuyển hàng hóa đường dài, dễ gây ra các tai nạn giao thông. Gây ách tắc giao thông, gây ô nhiễm môi trường do khí thải.
Các phương thức vận chuyển đường bộ tiêu biểu hiện nay.
Theo chủng loại xe:
- Xe tải thùng: Là loại xe có thùng kín hoặc hở trên mái. Loại này phù hợp với chở hàng nội địa các cự ly ngắn ( gọi là taxi tải) vừa ( gọi là xe tải liên tỉnh) và dài (xe tải bắc nam). Hoặc dùng để chở những lô hàng xuất nhập khẩu nhỏ, không đủ đóng container. Hoặc dùng để vận chuyển những lô hàng lớn tập kết cho tàu hàng rời.
- Xe container: Là xe chuyên dụng để chở khối lượng hàng hóa lớn, có các loại container khác nhau. Với xe container loại rơ-mooc sàn, có thể chở các loại vât liệu như chở thép hay những loại hàng nặng cần đảm bảo an toàn.
- Xe bồn: Là phương tiện chuyên dùng để vận chuyển các mặt hàng là chất lỏng như xăng, dầu…
- Xe fooc: Là loại xe chở hàng siêu trường siêu trọng, chở vạt liệu hoặc thiết bị cho các công trình, dự án xây dựng lớn. Với những mặt hàng thiết bị, kích thước vượt qua tiêu chuẩn của xe thùng, hoặc xe container. Thì phải dùng đến loại xe chuyên dụng loại này.
Theo trọng tải xe
Bao gồm các loại khác nhau: Như xe tải nhỏ có trọng lượng chở từ 5 tạ đến 6 tấn. Xe tải vừa có thể chở khối lượng hàng hóa từ 7-15 tấn. Xe tải hạng nặng chở hàng hóa từ 15-40 tấn và các xe siêu trường siêu trọng chở tớ vài trăm tấn.
Hãy liên hệ công ty Phi Long nếu bạn cần thuê xe tải chở hàng.
Công ty Phi Long chuyên cho thuê xe tải nhằm phục vụ chở hàng trong nước. Công ty Phi Long có nhiều chi nhánh tại khắp các quận huyện Hà Nội. Bạn chỉ cần liên hệ tổng đài 0963.63.5767 để liên hệ đặt xe.
Chúng tôi có nhiều loại xe khác nhau, tải trọng từ vài tạ đến vài chục tấn. Nhưng trong đó chủ yếu là các xe tải nhỏ phục vụ chở hàng tại các quận huyện Hà Nội. Khách hàng gọi xe của chúng tôi là taxi tải Phi Long, chỉ sự linh hoạt. Bởi chỉ cần bạn gọi là chúng tôi sẽ có mặt nhanh chóng để phục vụ bạn. Hãy liên hệ dich vu van tai Phi Long nếu cần thuê xe bạn nhé.